Facebook

Twitter

Copyright 2017 Nguyen Do Lawyers.

9:00 - 17:30

Thứ Hai - Thứ Sáu

+84 916 799 686

+61 401 399 996 (Zalo & Viber)

Facebook

LinkedIn

Search
Menu
 

Xin thị thực chăm sóc người thân tại Úc có khó hay không?

Xin thị thực chăm sóc người thân tại Úc có khó hay không?

Việc xin định cư ở Úc theo diện thị thực chăm sóc người thân (thị thực người chăm sóc) có khó hay không? Báo Doanh nhân Việt Úc xin giới thiệu trường hợp của gia đình bà N.T.B.T, đã được Tòa án Liên bang ra phán quyết vào tháng 6 năm 2016. Với việc phân tích về trường hợp này, Tổ hợp luật sư đa quốc gia Viozi Legal – Nguyen Do Lawyers sẽ trình bày về sự khó khăn trong việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để được cấp thị thực người chăm sóc .

Luật sư Đỗ Gia Thắng, tổ hợp luật sư đa quốc gia Viozi Legal – Nguyen Do Lawyers, đã chỉ ra rằng theo điều khoản 116.221 của Luật Di trú, người nộp hồ sơ xin thị thực phải là người chăm sóc cho người thân của mình, người thân này là người cần được chăm sóc được định nghĩa theo Quy định 1.15AA. Theo đó, người cần được chăm sóc phải là công dân Úc, thường trú nhân hoặc công dân New Zealand ở trong tình trạng sức khỏe bị suy giảm khả năng vận động, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày và tình trạng sức khỏe này có thế duy trì trong ít nhất 2 năm khiến họ cần sự hỗ trợ trực tiếp trong các vận động, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.

Người cần được chăm sóc phải đáp ứng yêu cầu theo Quy định 1.15AA 

Tuy nhiên, có yêu cầu bổ sung trong Quy định 1.15AA tạo nên một rào cản đáng kể đối với việc xin thị thực người chăm sóc. Theo quy định, hồ sơ xin thị thực người chăm sóc chỉ được xem xét khi bất kỳ người thân nào khác hiện đang là công dân Úc, thường trú nhân hoặc công dân New Zealand đều không thể cung cấp “sự hỗ trợ trực tiếp” này cho người thân cần được chăm sóc của họ, hoặc khi không thể nhận được sự hỗ trợ từ các dịch vụ phúc lợi, bệnh viện, điều dưỡng hay các dịch vụ cộng đồng tại Úc.

Trong trường hợp của bà N.T.B.T, một phụ nữ Việt Nam 71 tuổi, bà là người cần được chăm sóc (người bảo lãnh cho người nộp hồ sơ), được kết luận y tế là “bị suy giảm nhận thức, viêm xương khớp, không dung nạp thực phẩm và thiếu máu”. Một số thành viên trong gia đình bà T. đang sinh sống tại Úc và cư trú cách nơi ở của bà 8 đến 30 phút di chuyển. Những người thân ở Úc này đều gặp nhiều vấn đề cá nhân khiến họ không thể chăm sóc cho bà toàn thời gian như điều kiện sức khỏe của bà đòi hỏi.

Một người con trai mà bà T. hiện đang sống cùng cho biết không thể chăm sóc mẹ và hoàn thành trọn vẹn nghĩa vụ của mình. Những người con khác đang sống ở Úc cũng trình bày các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của bản thân hoặc nhiệm vụ chăm sóc con cái của chính họ. Trong tình huống đó, gia đình đã tìm cách xin thị thực cho một người con trai khác, sống ở Việt Nam, đến Úc để làm người chăm sóc cho mẹ. Người con trai này (người xin thị thực) đưa vợ và con nhỏ của mình vào danh sách người nộp đơn phụ trong hồ sơ xin thị thực, với tư cách là thành viên gia đình riêng của anh này.

Thật không may, hồ sơ xin thị thực đã bị Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới từ chối trong vòng sơ thẩm. Quyết định từ chối tiếp đó đã được Tòa án chuyên trách công nhận. Gia đình bà T. đã đưa vấn đề lên hệ thống Tòa án Tái xét vì cho rằng Tòa chuyên trách đã mắc phải “lỗi tài phán” khi đưa ra kết luận nhưng cuối cùng cả Tòa án Tái xét Quyết định về Di trú và Tòa án Liên bang đều xác nhận kết luận công nhận quyết định từ chối hồ sơ xin thị thực của Tòa án chuyên trách là chính xác.

Vậy đâu là vấn đề với hồ sơ xin thị thực của gia đình bà T. và các giấy tờ liên quan?

Việc xin thị thực người chăm sóc tại Úc  nhiều trở ngại

 

Luật sư Thắng đã chỉ ra rằng có hai vấn đề cơ bản trong vụ việc này, bao gồm:

Đầu tiên, Tòa án chuyên trách đưa ra quan điểm rằng việc con cái của người mất khả năng vận động do tuổi tác hoặc bệnh tật (ở đây là bà T.) không nỗ lực điều chỉnh công việc và sắp xếp lại cuộc sống của mình để đáp ứng nhu cầu về sự chăm sóc hỗ trợ cho mẹ mình là một điều không phổ biến trong xã hội Úc. Hơn nữa, trách nhiệm chăm sóc, hỗ trợ bà T. có thể được chia sẻ giữa những người con sống ở Úc của bà (bất chấp mỗi người có những khó khăn riêng).

Thứ hai, Toà án chuyên trách tin rằng gia đình bà T. chưa tìm hiểu đầy đủ về các dịch vụ chăm sóc sẵn có ở Úc. Ví dụ, gia đình chưa tiến hành đánh giá “Nhóm Đánh giá Chăm sóc Người già” (ACAT) để xác định dịch vụ nào sẵn có phù hợp cho người thân của mình. Ngoài ra, gia đình cũng không liên hệ với Trung tâm Nghỉ dưỡng và Kết nối dịch vụ chăm sóc Quốc gia để xác định xem liệu có chương trình nào khác của chính phủ có thể hỗ trợ phù hợp không, như Chương trình Chăm sóc Tại nhà và Cộng đồng hay Chương trình Quốc gia dành cho Người chăm sóc. Do vậy Tòa án không ghi nhận khả năng người xin thị thực người chăm sóc có thể mang lại cho người cần được chăm sóc một sự hỗ trợ đặc biệt nào mà lại không tìm thấy ở các dịch vụ phúc lợi hay dịch vụ cộng đồng sẵn có ở Úc.

Tòa án Liên bang cũng công nhận những quan điểm này và khẳng định khi sự phối hợp chăm sóc giữa những người con trong gia đình đang sống tại Úc và sử dụng các dịch vụ cộng đồng có thể đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ cần thiết của người cần được chăm sóc thì không thể đủ căn cứ cấp thị thực.

Như vậy, kinh nghiệm rút ra trong trường hợp này, theo chia sẻ của Luật sư Thắng, là nếu một gia đình đã có thành viên sống ở Úc, có thể chia sẻ trách nhiệm chăm sóc người già hoặc người khuyết tật (ngay cả khi họ gặp khó khăn để thực hiện công việc này) và nếu chưa tìm hiểu đầy đủ xem có bất kỳ nguồn chăm sóc cộng đồng nào sẵn có có thể phù hợp hay không, thì hồ sơ xin thị thực chăm sóc người thân sẽ rất khó được chấp nhận.

Tổ hợp luật sư đa quốc gia Viozi Legal – Nguyen Do Lawyers là công ty đầu tiên tại Việt Nam kết hợp bốn lĩnh vực: tư vấn Định cư Úc, tư vấn Đầu tư bất động sản Úc, tư vấn du học và các hoạt động luật pháp khác tại Úc và Việt Nam. Các luật sư đều có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực di trú và là thành viên của hiệp hội tư vấn di trú Úc. Nếu cần hỗ trợ trong các lĩnh vực di trú và đầu tư tại Úc và Việt Nam, vui lòng liên hệ chúng tôi:

Tổ hợp luật sư đa quốc gia Viozi Legal – Nguyen Do Lawyers.

Email:                          admin@nguyendolawyers.com.au.

Điện thoại:       +84 916 799 686.

+61 401 399 996 (Zalo & Viber).

Địa chỉ:

VP Hà Nội:                  G25 ngõ 28 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội.

VP TP. Hồ Chí Minh:   47B Lò Lu, Phước Hiệp, Trường Thạnh, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP Australia:               31 Sun Cres, Sunshine, VIC, Australia.