Điều gì sẽ xảy ra nếu người nộp đơn xin cấp visa diện hôn thê, vợ chồng không quan tâm đến đời sống tâm linh, tôn giáo của đối phương?
Liệu việc thiếu quan tâm đến đời sống tôn giáo của bạn đời có nghĩa là họ thực sự không có sự kết nối về cảm xúc?
Liệu điều đó có gây ra sự thất bại của hồ sơ xin cấp visa?
Những vấn đề này đã được đưa ra trong buổi điều trần trước Tòa án liên bang tối cao của ngài Bộ trưởng Bộ di trú và phòng vệ Biên giới Úc (2017).
Vụ việc được đưa ra để thảo luận là trường hợp của một người gốc Ấn Độ là du học sinh tại Úc từ năm 2009, đến năm 2012 anh gặp gỡ người vợ tương lại của mình và họ kết hôn vào tháng 3 năm 2013. Đến tháng 8 năm 2013 anh ta nộp hồ sơ xin cấp visa diện vợ chồng. Khía cạnh quan trọng trong hồ sơ này là người chồng- người xin cấp visa, theo đạo Hồi dòng Sikh trong khi vợ anh ta, một công dân Úc, theo đạo Kito giáo.
Tại buổi điều trần trước ủy ban (khi anh ta bị từ chối đơn xin visa vợ chồng), người chồng nói anh ta không phiền khi được hỏi về tôn giáo của vợ.
Tuy vậy, ủy ban đã chỉ ra rằng sự thiếu quan tâm đến đời sống tôn giáo của người bảo lãnh (trong trường hợp này là người vợ) đã chứng tỏ sự thiếu kết nối giữa họ. Bằng chứng được đưa ra chứng tỏ người nộp đơn và người bảo lãnh đã thiếu sự cam kết kết nối cảm xúc như vợ chồng.
Vì vậy, ủy ban đã quyết định từ chối cấp visa vợ chồng.
Tuy vậy, thẩm phán Charlesworth, Tòa án tối cao liên bang Úc đã khẳng định đây là một quyết định sai lầm vì việc thiếu những sự quan tâm đến đời sống tôn giáo giữa các cặp đôi không có nghĩa là họ thiếu đi những liên kết tinh thần và cảm xúc thực tế khác. Sự kết nối và giao lưu cảm xúc cũng như các mối quan tâm có các mức độ khác nhau trong từng lĩnh vực cuộc sống và trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy việc dựa vào sự thiếu quan tâm đến đời sống tôn giáo của đối phương không thể là là lý do duy nhất cho việc từ chối đơn xin cấp visa.
Do đó, đối với câu hỏi: "Có quan trọng hay không khi một người có quan tâm tích cực hay không đến đời sống tôn giáo của bạn đời?" thì câu trả lời là: không bắt buộc. Trong một số trường hợp thì điều này là có, trong một số trường hợp thì không, nhưng nó không phải là một tiêu chuẩn cố định để xác định thực chất của mối quan hệ hôn thê, vợ chồng.