Facebook

Twitter

Copyright 2017 Nguyen Do Lawyers.

9:00 - 17:30

Thứ Hai - Thứ Sáu

+84 916 799 686

+61 401 399 996 (Zalo & Viber)

Facebook

LinkedIn

Search
Menu
 

Nỗ lực cứu vãn CPTPP của Chính phủ Úc và những lợi ích mà Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này đem lại cho nước Úc

Nỗ lực cứu vãn CPTPP của Chính phủ Úc và những lợi ích mà Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này đem lại cho nước Úc

Sau nhiều lần cố gắng vận động liên tục của Úc và Nhật, Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương gồm 11 nước thành viên đã được đồng ý phê duyệt các chi tiết cuối cùng vào ngày 23-1-2018 và chính thức ký kết vào ngày 15/ 3/2018

Tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 24-1-2018 tại Thủ đô Canberra, Thủ tướng Malcolm Turnbull khẳng định CPTPP là hiệp định rất quan trọng đối với Úc, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. Hiệp định này khi đi vào thực thi sẽ tạo ra nhiều công việc làm mới và GDP nước Úc sẽ tăng thêm 1%. Theo thống kê, CPTPP sẽ giúp giảm 98% mức thuế quan giữa các nước thành viên. Hiệp định mới sẽ ngay lập tức giúp ngành trồng mía của Úc tiếp cận thị trường 30 nghìn tấn mỗi năm của Peru mà không phải chịu hàng rào thuế quan. Con số này dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi trong 5 năm. Ước tính giá trị xuất khẩu của Úc sẽ tăng hàng tỉ đô la.

Ông Turnbull khẳng định giá trị của CPTPP đúng vào thời điểm có nhiều ý kiến hoài nghi Hiệp định không thể thực hiện được nếu không có Mỹ tham dự. Các nhà phân tích chính sách cho rằng CPTPP mặc dù không có Mỹ tham dự nhưng đã đề ra một khuôn mẫu kinh tế của các nước tự do dân chủ trong khu vực, khác với phương thức “chủ- tớ” của Trung Quốc. Theo ông Turnbull, ý tưởng về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng mở và tự do dựa trên tinh thần nhà nước pháp quyền, thúc đẩy đầu tư và thương mại trong khu vực sẽ đáp ứng lợi ích quốc gia của cả Úc và các nước khác trong khu vực.

Thủ tướng Úc đưa ra lời phát biểu trên  sau khi phái đoàn 11 quốc gia tham gia đàm phán  CPTPP nhóm họp tại Tokyo (Nhật) ngày 23-1-2018 đã thống nhất được những nội dung cơ bản của Hiệp định. Trước đó, Nhật và Úc đã cố gắng thuyết phục Canada trở lại tham gia vào hiệp ước thương mại bao gồm 11 nước vành đai Thái Bình Dương. Tháng 11 năm 2017, tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC tổ chức tại Đà Nẵng, Việt nam, Thủ tướng Canada đã bất ngờ từ chối phê chuẩn CPTPP vì không đồng ý vể một số điểm trong hiệp định. Theo các nhà phân tích, lý do chính nằm ở chỗ Canada đang quan tâm đến việc tái thương thuyết với Mỹ va Mexico về Hiệp định Tự do Thương Mại Bắc Mỹ (NAFTA) và không muốn làm mất lòng Mỹ. Chính phủ Úc đã nỗ lực rất nhiều để cứu vãn hiệp định này. Sau hàng loạt các cuộc đàm phán con thoi để đạt được sự đồng thuận, cuối cùng Canada đã đồng ý ký kết Hiệp định.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Úc, ông Steve Ciobo cho biết từ các công ty Úc, đặc biệt hoạt động trong các ngành nông nghiệp, chế tạo và cung cấp dịch vụ sẽ được hưởng lợi lớn từ việc thực thi CPTPP. Cụ thể là theo thỏa thuận, thuế quan sẽ được xóa bỏ hoàn toàn đối với các sản phẩm thủy sản, rượu, thịt cừu, sợi len và hàng hóa chế tạo trên khắp khu vực, đặc biệt là các thị trường mới đối với Úc như Nhật, Chile, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Brunei.

Theo chiều ngược lại, Úc đã chấp nhận mở cửa thị trường cho 10 nước thành viên còn lại. Theo quy định, các dự án đầu tư vào một số lĩnh vực nhạy cảm hoặc có giá trị từ $261 triệu AUD của nhà đầu tư nước ngoài tại Úc bắt buộc phải xin chấp thuận đầu tư của Ủy ban Quản lý đầu tư nước ngoài (FIRB). Với lợi thế là thành viên của CPTPP, nhà đầu tư sẽ được hưởng quy chế đặc biệt ưu đãi. Theo đó, nếu dự án đầu tư dưới 1,13 tỷ AUD và không thuộc các lĩnh vực nhạy cảm sẽ được miễn xin cấp phép của FIRB.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài Chính Matias Cormann tỏ ý tin rằng Mỹ sẽ cân nhắc một cách nghiêm túc việc quay trở lại CPTPP khi nhận ra tầm quan trọng của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Tuyên bố tại diễn đàn Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos, Switzerland đầu năm nay, ông nói: “Chúng tôi hy vọng theo thời gian Mỹ sẽ tham gia”. Được biết Tổng Thống Donald Trump chính thức rút Mỹ ra khỏi Hiệp định vào tháng 1 năm 2017 vì ông cho rằng TPP sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế nước Mỹ.

Sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng 11 quốc gia thành viên đã ký Hiệp định CPTPP tại Santiago, Chjle, hôm thứ năm 15 tháng 3 vừa qua. Theo thỏa thuận mới, để hiệp ước này có hiệu lực cần được tối thiểu 6 quốc gia thành viên phê chuẩn. Dự kiến, CPTPP sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2018 hoặc nửa đầu năm 2019.

Nguyen Do Lawyers