Facebook

Twitter

Copyright 2017 Nguyen Do Lawyers.

9:00 - 17:30

Thứ Hai - Thứ Sáu

+84 916 799 686

+61 401 399 996 (Zalo & Viber)

Facebook

LinkedIn

Search
Menu
 

Hạn chế nhập cư để bảo hộ phúc lợi công dân và nền kinh tế quốc nội hay chỉ là bước đi nhằm giành phiếu từ cử tri

Hạn chế nhập cư để bảo hộ phúc lợi công dân và nền kinh tế quốc nội hay chỉ là bước đi nhằm giành phiếu từ cử tri

Có thể dễ dàng thấy rằng, các khẩu hiệu nêu cao chủ nghĩa lợi ích dân tộc trước tiên thông qua chính sách chống người nhập cư trước thềm các cuộc bầu cử là một xu hướng chính trị của các đảng nhằm thu hút sự ủng hộ từ lá phiếu cử tri. Bắt đầu là khẩu hiệu tranh cử của Donal Trump với “American First”, tiếp đến là Brixist và cắt giảm nhập cư của Úc.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế học và nghiên cứu độc lập đã chỉ ra rằng, người nhập cư không phải là nguyên nhân của những vấn đề về trên, thậm chí, các nhà chính trị đang cố tình quên những đóng góp to lớn của người nhập cư đối với nền kinh tế Úc trong suốt thời gian qua.

Thực tế chỉ số tăng trưởng kinh tế gắn với tăng số lượng nhập cư đã chứng minh thuyết phục rằng, người nhập cư thúc đẩy mạnh mẽ nên kinh tế Úc. Nếu chúng ta làm phép so sánh đơn giản giữa tăng trưởng GDP và số lượng người nhập cư hàng năm sẽ dễ dàng thấy rằng GDP tăng trưởng tỉ lệ thuận với số lượng người nhập cư.

Trong vài thập kỷ qua, thống kê của Bộ các vấn đề nội địa đã chỉ ra rằng số lượng nhập cư thấp vào khoảng năm 1983-84 với chỉ khoảng 50 nghìn người đã chứng kiến mức GDP giảm kỷ lục -3,50. Tuy nhiên, chương trình nhập cư tăng liên tiếp theo thời gian đạt 148.200 người nhập cư vào 2006-07 và 190.000 vào 2012-13 đã kéo theo sự tăng trưởng GDP trung bình ở mức khoảng 3% (theo Trading Economics).[1]

                                

Đặc biệt, từ năm 2000-01, sự chuyển dịch định cư theo visa diện tay nghề áp đảo visa diện đoàn tụ gia đình đã kéo theo sự tăng tưởng kinh tế mạnh mẽ. Chính sách di trú tăng số lượng nhập cư và tập trung vào dòng thị thực diện tay nghề đã góp phần cung ứng nguồn lao động chất lượng cho Úc trong suốt thời gian qua.

Bên cạnh đó, dân số đông (bao gồm cả từ nguồn nhập cư) rõ ràng sẽ góp phần mở rộng nền kinh tế do nhu cầu tiêu dùng tăng.

Cũng theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và doanh nghiệp, cuộc cách mạng kỹ thuật số sẽ là thời cơ cho các nền kinh tế nhằm thiết lập sức mạnh của mình trên bản đồ quốc tế. Những quốc gia muốn tận dụng cơ hội này sẽ cần một lượng lớn nguồn lao động, đặc biệt là lao động sáng tạo. Trong khi đó, mức tăng dân số tự nhiên của Úc không thể đáp ứng được nhu cầu lao động. Do vậy, nhập cư là cách tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế Úc, tạo động lực mạnh mẽ cạnh tranh với các nền kinh tế đang nổi trong khu vực.

                                       

Đối với những vấn đề còn tồn tại như giá cả, thất nghiệp hay các vấn đề xã hội, đây là những bất cập của nhiều quốc gia chứ không phải riêng những quốc gia có lượng người nhập cư đông.

Việc mật độ dân số đông tại các đô thị và vấn đề giao thông đã chỉ ra sự chậm thích nghi và chiến lược dài hạn về phát triển giao đông đô thị của giới chức trách.

Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc đã cho thấy rằng nhập cư không ảnh hưởng đến tiền lương của các công chức đương nhiệm. Mặc dù một số công nhân bị ảnh hưởng tiêu cực bởi người lao động nhập cư, nhưng những ảnh hưởng tích cực là gấp ba lần so với những hạn chế của nó.

Do vậy, thay vì cắt giảm số lượng người nhập cư hàng năm, Chính phủ Úc nên thay đổi cơ cấu tỉ lệ các dòng visa nhằm đảm bảo sự ổn định số lượng người nhập cư hàng năm. Điều này vừa giúp duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế thông qua kích thích tiêu dùng, vừa đảm bảo được chất lượng của người nhập cư, qua đó đáp ứng được nhu cầu lao động để cạnh tranh với các nền kinh tế khác.

 Luật sư Đỗ Gia Thắng

MARA 1687850
Nguyen Do Lawyers
www.nguyendolawyers.com.au

[1] https://tradingeconomics.com/australia/gdp-growth-annual